Lịch sử Phường 9, Vũng Tàu

Khu vực phường 9 ngày nay nằm trên địa phận làng Thắng Nhì, nguyên là một trong 3 làng thủy binh người Việt lập trên đất Vũng Tàu thời đầu thế kỷ 19. Tương truyền, dân thôn Thắng Nhì do Cai đội thủy quân Lê Văn Lộc chỉ huy, vì vậy về sau ông được thờ làm Thành hoàng của làng.[4]

Sau khi chiếm được Nam Kỳ từ tay nhà Nguyễn, người Pháp đã xây dựng nhiều cơ sở quân sự phòng vệ lớn ở Vũng Tàu, trong đó các trận địa pháo và sân bay Vũng Tàu.[5] Tại vị trí gần Ngã tư Giếng nước ngày nay, chính quyền thực dân đã xây dựng hệ thống cấp nước gồm giếng khoan và nhà máy lọc nước.

Thời kỳ chiến tranh, phường 9 nằm vị trí chiến lược ngay tuyến đường độc đạo Quốc lộ 15 và là cửa ngõ đi vào trung tâm thị xã Vũng Tàu.trái|nhỏ|Quân nhân theo học trường truyền tin Vũng Tàu kéo cột ăng ten radarNăm 1955, Quân lực VNCH mở Trung tâm Huấn luyện Thông tin ở Vũng Tàu để đào tạo chuyên viên truyền tin cho tất cả các binh chủng. Vị trí của trường đặt tại khu đất trống đối diện với sân bay Vũng Tàu, ở phía Tây đường 30 Tháng 4 ngày nay. Năm 1961, trung tâm này và Trường truyền tin thuộc Liên trường Võ khoa Thủ Đức sáp nhập, cải biến thành Trường Truyền tin.

Năm 1967, khối văn hóa Quân đội VNCH khởi công xây dựng một ngôi trường dân sự đào tạo bậc tiểu học. Sau đó, với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh, các bậc đệ nhất rồi đệ nhị (cấp 2 & 3) lần lượt ra đời trong giai đoạn 1968 - 1970, từ đó trường lấy tên là Trường trung học Văn hóa Quân đội hay Trần Nguyên Hãn.

Thành lập

Sau ngày thống nhất đất nước, khu vực phường 9 ngày nay là một phần của phường Thắng Nhì, thị xã Vũng Tàu.

Phường 9 được thành lập vào ngày 14 tháng 5 năm 1986[1]. Khi mới thành lập, phường trực thuộc đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo giải thể[6], Phường 9 trực thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Năm 1994, chính quyền thành phố thành lập trường THCS Nguyễn An Ninh trên cơ sở khối cấp 2 của trường Nguyễn Thái Học và Trương Công Định.[7]

Từ năm 2000, khu vực trường truyền tin cũ kéo dài đến rạch Bến Đình được đầu tư thành khu dân cư Đại An. Ủy ban nhân dân phường và Chợ phường 9 cũng được dời về khu này.

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 152/2003/NĐ-CP[3]. Theo đó, thành lập phường Thắng Nhất trên cơ sở 440,04 ha diện tích tự nhiên và 20.745 người của Phường 9.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Phường 9 còn lại 322,20 ha diện tích tự nhiên và 12.315 người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phường 9, Vũng Tàu //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://baobariavungtau.com.vn/xa-hoi/202001/don-nh... http://www.baobariavungtau.com.vn/xa-hoi/202006/ta... http://www.gso.gov.vn/phuong-phap-thong-ke/danh-mu... https://baria-vungtau.gov.vn/sphere/baria/vungtau/... https://baria-vungtau.gov.vn/sphere/baria/vungtau/... https://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/vung-tau-cong-bo-... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ng... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chi... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chi...